top of page

BỎ TÚI NHỮNG MẪU CÂU GIAO TIẾP TRONG CUỘC HỌP BẰNG TIẾNG ANH

Hãy thử nghĩ, nếu ngày mai bạn sẽ phải đi họp, và nếu cuộc họp đó sử dụng tiếng Anh, liệu bạn có sẵn sàng tham gia không? Trong bài học này, bạn sẽ cùng Engmates tìm hiểu các từ, cụm từ thường được sử dụng để giới thiệu bản thân, hoặc để bày tỏ sự đồng tình hay không đồng tình với ý kiến đưa ra trong cuộc họp.





1. Giới thiệu bản thân


Thỉnh thoảng, bạn sẽ đi họp với những người mà bạn không biết. Hoặc ở những cuộc họp khác, người chủ trì cuộc họp muốn mời từng người đứng lên giới thiệu bản thân để không khí bớt căng thẳng. Sau đây là 3 ý bạn nên đề cập khi giới thiệu bản thân!


a. Giới thiệu tên


Nếu đó là một cuộc họp mang tính chất lịch sự, trang trọng, hãy giới thiệu tên của mình một cách thật đầy đủ. Ví dụ: My name is Jenny Pham.


Còn, nếu đó là một cuộc họp có tính chất gần gũi, thân mật, vậy thì bạn có thể nói: Hi, I’m Anna.


b. Giới thiệu chức vụ:


Bạn nên xác định chức vụ của mình trong công ty là duy nhất hay có nhiều vị trí tương tự. Nếu bạn là thư ký duy nhất trong công ty, bạn sử dụng mạo từ “the” trước chức vụ, ví dụ:


  • I’m the secretary: Tôi là thư ký


Nếu chức vụ bị trùng, bạn dùng mạo từ “a/an” trước chức vụ:


  • I’m a project manager. (Tôi là quản lý dự án)

  • I’m a sales director. (Tôi là giám đốc bán hàng)





Ngoài ra, bạn cũng thể giới thiệu phòng ban bạn công tác nếu cần thiết:


  • I’m in the engineering department. (Tôi làm ở phòng kỹ thuật)

  • I work in the marketing department. (Tôi làm ở phòng marketing)


c. Mô tả nhiệm vụ công việc:


Để mô tả nhiệm vụ, bạn có thể sử dụng các cấu trúc sau:


  • I manage... (Tôi quản lý ...)

Ex: I manage the project from start to finish. (Tôi quản lý dự án từ đầu đếnmcuối)


  • I’m responsible for ... (Tôi chịu trách nhiệm về...)

VD: I’m responsible for web analytics and testing. (Tôi chịu trách nhiệm phân tích và thử nghiệm trang chủ)


  • I handle... (Tôi xử lý...)

Ex. I handle purchasing and negotiations on price with suppliers. (Tôi quản lý khâu mua bán và đàm phán giá với nhà cung cấp)


  • I’m in charge of… (Tôi chịu trách nhiệm về…)


VD: I’m in charge of online advertising and website analytics.(Tôi chịu trách nhiệm về quảng cáo trực tuyến và phân tích web)


2. Nêu ý kiến, đề xuất trong cuộc họp


Trong cuộc họp, bạn cũng cần đưa ra ý kiến về các nội dung họp khác nhau. Bạn cũng có thể phản hồi ý kiến người khác. Trong những tình huống như vậy, bạn có thể nói như sau:


a. Để đưa ra ý kiến, bạn sử dụng đông từ khuyết thiếu như “should, ought to, might want to” hàm ý rằng ý kiến đưa ra để tham khảo, không mang tính bắt buộc


VD: We should give new consumers samples from our company. (Chúng ta nên tặng khách hàng sản phẩm dùng thử từ công ty)


We might want to consider looking for another teacher to help with this. (Chúng ta nên cân nhắc tìm giáo viên khác để giải quyết vấn đề này)





b. Trong khi đó, những động từ khuyết thiếu như “have to” và “need to” thể hiện ý kiến mang tính bắt buộc


VD: We need to find a cheaper solution. Our budget is very tight. (Chúng ta cần tìm giải pháp rẻ hơn. Ngân quỹ chúng ta rất hạn hẹp)


c. Bạn cũng có thể sử dụng câu phủ định với động từ khuyết thiếu để đưa ra ý kiến


VD: We shouldn’t rush it - we need to think it through carefully. (Chúng ta không nên vội vã – mà cần suy nghĩ thấu đáo vấn đề này)


3. Đưa ra lời đồng ý/phản đối ý kiến của người khác


Nếu bạn nghĩ ý kiến người khác đưa ra rất hay, bạn có thể bày tỏ sự đồng ý bằng cách nói:


  • I agree with... (Tôi đồng ý với...)

  • Let’s go with this idea. (Hãy thực hiện ý tưởng này đi)

  • That sounds good! (Nghe hay đấy)


VD:


A. I think we might want to increase the price. The demands are high right now. (Tôi nghĩ chúng ta nên tăng giá sản phẩm. Nhu cầu hiện tại đang rất cao)


B. That sounds good! (Nghe hay đấy!)


Trong trường hợp bạn không đồng ý với ý kiến ai đó đưa ra thì sao? Bạn có thể nói như sau:


  • To be honest, I’m not sure about this idea. (Thú thực, tôi không dám chắc về ý kiến này)


  • Good suggestion, but I can see a few problems... (Ý kiến hay nhưng tôi thấy có một số vấn đề...)


  • I take your point, however... (Tôi hiểu ý anh, tuy nhiên...)




VD: 


I take your point, however I don’t think advertising on television is a good idea. The cost is too high. (Tôi hiểu ý anh nhưng tôi không nghĩ quảng cáo trên TV là ý kiến hay. Chi phí quá cao)



BÀI TẬP:


Bạn có muốn thực hành cách đồng ý hay từ chối một lời đề xuất không? Cùng làm bài tập dưới đây nhé:


1. A. I think we should lower the price to attract more sales.

B. .........................................................


2. A. We don’t need to hire new staff at the moment.

B. ...............................................................


3. A. We might want to build a new office for the R&D department.

B. ..............................................................


4. A. We should spend more money improving our products.

B. ............................................................


Chúc các bạn thành công!





2 lượt xem0 bình luận
bottom of page